TRẦN VÀNG SAO
El nombre real de Trần Vàng Sao es Nguyễn Đính (nacido en 1941, es un poeta de Vietnam.
Nacido en Thua Thien - Hue. En 1961 aprobó el bachillerato y en la Universidad de Hue, participó en el movimiento de los estudiantes y las generaciones Hoang Ngoc Phu Tuong, Tran Quang largo, Ngo Kha. De 1965 a 1970, estuvo trabajando en zonas de guerra y de la Comisión de Propaganda del Comité City Partido de Hue, escrito con el seudónimo Nguyen Thiet, Le Van Sac.
Actualmente vive en la ciudad de Hue.
Obras
Hồi ký Tôi bị bắt (1976)
Cương lĩnh chính trị diễn ca
Bài thơ của một người yêu nước mình (19-12-1967)
Người đàn ông 43 tuổi nói về mình (1984)
Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990)
Camarada
Mediodía, la tierra arde con olor a pólvora y químicos tóxicos.
Finalmente rompiste tu AK.
Lo que queda es una correa ensangrentada y vacía de cartuchos
que servía de funda de almohada.
Fuiste a Dong Xuyen antes del Tet
Y escapaste de la muerte en el ataque.
El escondite estaba inundado de agua.
Comiste arroz crudo, corriste a esconderte entre las tumbas y las
dunas por tres días y sus noches.
Me enviaste un par de píldoras para el estómago,
Y un paquete Phong Lai;
Ahora, ¿estás realmente muerto ahora?
Al otro lado del arroyo del Día, nosotros dos nos comíamos una
bola de arroz
Del tamaño de un puño, con agua de eucalipto mezclada con sal
de mar,
Luego fuimos a Hai Cat a cargar arroz.
El camino tenía muchas huellas, y raciones de soldado.
Seguí tus pasos
Hasta la cima del pico Doc Ba;
¿Estás realmente muerto ahora?
Hubo una emboscada en Phu Vang;
Arrojaste dos granadas e hiciste varias descargas de K43.
Cargaste a Thanh herido, sobre tu hombro por el camino nacional
Hasta el arroyo Cat Mi; tuvo fiebre por dos días,
Luego fuimos a la aldea Nam y de nuevo a la ciudad;
¿Estás realmente muerto ahora?
Noches de diciembre, B52’s atacaron la colina Tri,
Cinco o seis de nosotros nos reuníamos junto al fuego a escribir
noticias.
Te quedaste en territorio enemigo
Por cuatro días y noches no saliste del escondite.
Vivías como si fuese normal
Te reunías con los demás,
Tu cara tiznada.
Reías de buena gana;
¿Estás realmente muerto ahora?
En días hambrientos comías con poca sal en Cha Tang o Con En,
Ante una docena de tipos con lata de arroz cocido con taro y dot may*.
Volvías de la región occidental con media canasta de yuca seca;
A medianoche, nos despertábamos el uno al otro; cada uno tomaba
un puñado y masticaba escuchando las bombas explotar,
Y hablábamos acerca de la vida.
Una chica que vendía cebollín y cilantro sonreía al verte ir a la escuela;
¿Estás realmente muerto ahora?
No fuiste a la montaña, como las últimas veces.
Permaneciste en el perímetro;
El tiroteo comenzó a la medianoche.
Te quedaste para asegurar que el enemigo no se retirara.
Tres cuatro cinco seis cascos subían y bajaban frente a ti,
Disparaste tus últimas balas.
Era casi el amanecer.
Yacías boca arriba, tu mano sobre el gatillo.
Abriste los ojos y miraste al cielo.
¿Estás realmente muerto ahora?
* Dọt may: raíces de may, planta trepadora que crece silvestre en el bosque.
Antología de poemas de Vietnam
Traducción de León Blanco,
con la colaboración de G. Leogena
Gọi tìm xác đồng đội
có người cười
có người khóc
có người la hét
một người cúi đầu
một người quay lưng
một người quỳ gục xuống
một người làm thinh ngửa mặt ngó trời
một người vung tay
một người sửa giọng đọc diễn văn
một người nghiến răg
rồi im lặng
rồi giết
giết
giết
không có người buồn
không có người vui
chiến tranh bắt đầu
trước hết là máu
rồi là thịt người
máu từ trên trời
máu từ dưới đất
và máu trên bàn thờ
xác thì chôn sấp dập ngửa bờ sông, bụi chuối
không đầu không chân
không xương không thịt
không có chi cả
không ai nhớ
không ai biết
tôi là một thằng câm mất trí
lang thang đầu đường xó chợ
với viên đạn còn ở trong đầu
tôi nhảy múa hát ca làm trò
cho mọi người coi chơi
theo sau tôi là đám trẻ con rách rưới
vỗ tay hoan hô tôi muôn năm
• tôi tên là Nguyễn Văn Duy
không mẹ không cha
sinh vào năm cả làng không có gạo ăn
quê ở Thọ Xuân Thanh Hóa
tám tuổi nhảy tàu ra Hà Nội sống
lang thang ăn đường ngủ chợ
nay bến xe mai bến tàu
năm 1965 tình nguyện đi bộ đội
tôi chết
lúc đánh vào thị xã Cao Lãnh năm 1967
xác phơi trên hàng rào kẽm gai
ba ngày giữa mưa giữa nắng
• pháo sáng nổ trên đầu
tôi bò qua hàng rào kẽm gai
mìn nổ và tiếng người la hét
sau đó tôi không biết gì hết
đơn vị của tôi: B4 K15 chiến trường Tây Nguyên
• tôi tên là Lê Thị Lúa
83 tuổi
con tôi là Nguyễn Văn Chót
đi nghĩa vụ năm 1963
vào Nam tháng 6 năm 1965
chết ở đường Trần Hưng Đạo Huế
tháng 2 năm 1968
không biết có còn xác không
• Lê Văn Một quê Thái Bình
mẹ đẻ rơi ngoài ruộng lúc đi mót lúa bị đuổi bắt
vào lính năm 1964
bị thương tại A-bia
chết trên đường tải thương ra Bắc
sau tết Mậu Thân 1968
lúc chết nằm trên võng một mình giữa rừng
xác đã có mùi
được phong liệt sĩ
bằng treo ở Văn phòng Ủy ban nhân dân xã
• một mụ già điêu tàn ở chợ Mía Sơn Tây
thường giữa trưa đứng bóng
mụ ngồi bệt xuống đất
rồi khóc rồi cười rồi la hét
hai con mắt như đứng tròng
con Lê Thị Cam ơi
chết đất nào về đây với bầm
bầm khô gan héo ruột
mụ già cào hai tay bới đất
có con dưới này không con
a ha này mấy người mấy người ơi
mấy người có ai có con chết như tôi không
liệt sĩ không có xác
mụ già úp một tờ giấy nhớp mồ hôi lên mặt
liệt sĩ của con đây
Lê Thị Cam ơi
a ha
có ai biết con tôi chôn ở đâu không
con ơi là con ơi
• con tôi là Phan Văn Tốt
cấp bực trung sĩ
vào Nam năm 1968
chết đâu ở Quảng Trị
có ai biết xác con tôi chôn ở đâu không
chỉ cho với
tôi chỉ có một thằng con
tôi không còn ai hết
tôi là Phan Văn Sáu
72 tuổi
ăn mày ở thị xã Phú Thọ
• binh nhì Trần Tư
không rõ sinh năm nào
chết tại Gò Nổi Quảng Nam cuối năm 1972
có ai bà con thân thích
đến Ủy ban nhân dân xã Phước Diễn Châu Nghệ An
nhận bằng liệt sĩ
• bây giờ thì tôi nhớ ra rồi
tôi làm bò
chiếc xe cải tiến chở đầy lúa xuống dốc gãy càng
tôi văng chúi sấp trên bờ ruộng
ngày hôm sau lên huyện đội tập trung
đi nghĩa vụ cái lưng còn nhức
hai con mắt còn tím dắt
mẹ tôi khóc
hai đứa em tôi chụi mắt cắn chéo áo
hai cái bụng đen to tròn lồi lỗ rún
thình lên xọp xuống
xe chạy bụi mù
người dưới xe la hét trong nước mắt
người trên xe giậm chân đầu ngoái lại đằng sau
xe qua hết đám ruộng phần trăm
tiếng hát tắt
cây cối che hết
tôi cúi người che gió đốt hút một khúc thuốc tàn
trước mặt như mưa
sau lưng bụi mù
đường xóc
nhưng thằng ngồi trong xe như tượng mắt ngó xa
gói cơm bới nóng trong bọc quần áo
tôi không còn thấy gì nữa
tôi nhớ rồi
lúc đó trên đường đi B vào đến Quảng Bình
tôi mới biết mẹ tôi đã chết cách đây hơn một tháng
B52 đánh như điên
tôi hộc máu
không biết hai đứa em tôi bây giờ ở đâu
lạy trời cho chúng lên Yên Bái ở với ngoại
giữ trâu và hốt phân cho hợp tác xã cũng kiếm được cơm
không no nhưng qua bữa
chắc chúng bỏ học
tôi nhớ rồi
tôi bị thương hai lần
lần trước ở đầu
lần sau ở bụng
nặng hơn
phải nằm trạm xá hai tháng
tôi đã qua Thừa Thiên Quảng Ngãi Bình Định Tây Ninh Ban Mê Thuột
rừng Lào đằm không dốc và trống
nhiều khi đi suốt một ngày không thấy suối
gió khô
miệng đắng
mấy đứa thằng Sanh thằng Phụng thằng Chiến chắc đi bộ đội và đã vào Nam rồi
không biết mẹ tôi chôn ở đâu
mười mấy năm nay làng tôi có ai chết
cũng chôn nhờ nghĩa địa làng bên
cuối cùng tôi cũng chết
đồi 347
cuối tháng sáu bảy mươi hai buôn Krong Gia Lai
tôi nhớ rồi
pháo sáng
F105
B57
trực thăng
bom
pháo
rốc két
mìn
ba ngày ba đêm vây chốt
thằng Sáu chết dưới chân đồi
đứt nửa người
thế là hết đời vào đảng rồi con ơi
thôi cứ nằm yên đó
để bọn tau đánh đã
rồi mầy sẽ được mồ yên mả đẹp
đất đá trên trời cứ rớt xuống lào rào
thằng Thuấn gãy chân vừa lết vừa bắn vừa cười
nó chưởi
K43 hóc đạn
địch không tiếp viện được
một thằng U ti ti một thằng cán gáo
chổng gọng bên kia đồi
khói đen hôi mùi thịt người
đứa nào cười
bắn đi
trời sắp sáng
im lặng
suối chảy ở xa như người nói
có tiếng động
cành cây gãy
khoan
dừng bắn
anh em đó
hết nước rồi
khát quá
Tứ ơi
nước nước đây
trời đất sáng quá
núi rừng đẹp quá
mẹ cha chúng nó
đánh nhau mãi thế này
dưới chân đồi
sương mờ
coi chừng
pháo sáng tắt
tôi cằn lên
thằng Phụ đâu
chết rồi
tức quá đi
trước mặt tôi mấy cành cây khô động đậy
nằm sát xuống
bắn bên trái
đừng cười nữa
bây giờ mà có một bát bún rêu
a ha
bắn đi
tôi cằn lên
khi không lại gió
bắn đi
bún rêu đó con ơi
cố lên
cố lên mầy
trước sau mầy cũng được kết nạp
đừng lo con ơi
trời sắp sáng rồi
cánh tay phải tôi tê
máu như mồ hôi tắm ướt cả người
trực thăng quần
F105 rú
bốn quả B41 nổ
lửa sáng bùng trong công sự
mặt trời chưa mọc
lửa lửa khói
đẹp quá
màu xanh của mây màu cháy của lửa
đạn nổ
Miên ơi Thắng ơi Thụ ơi
chúng mày ở đâu
tiếng la tiếng hét tiếng chưởi tiếng Việt tiếng Mỹ
mù tối
thằng Chánh cười to
bắn nữa đi
hai ba bảy tám chín mười những đống rằn ri xô nhau trượt xuống đồi
bắn
bắn nữa
F105 chúi đầu
thêm bốn chiếc trực thăng và hai OV10
tôi không còn nghe gì nữa
nổ dưới đồi nổ giữa đồi nổ trên đồi
nổ trên trời nổ trong đất nổ trong công sự địch
nổ tan hoang hết
bụng tôi rát
thằng Thắng đưa tay lên trời
mặt nó đầy máu
có đứa nào gọi tên tôi
không còn trời đất gì nữa
tôi đưa hai tay bám lấy đất
tôi thấy tôi như bay lên trời
tôi không nhớ gì hết
thân thể nhẹ quá
tôi bay lên
lựng đựng
bay lên nữa
mù mắt
đất mù
trời mù
tôi mù
thịt và máu
và đất đá và lửa khói và sắt thép
nhão nát bét
không địch không ta
thịt người
máu người
máu chảy ào
ngọn đồi lún xuống
rồi phọt bắn lên những cột lửa máu
Miên ơi Thắng ơi Thụ ơi
con đang bay
lờ đờ
mẹ chôn ở đâu
mẹ ơi
• cha tôi tập kết
năm 1965 mẹ tôi bị bắt lần thứ ba và bị đày ra Phú Quốc biệt giam
ba đứa em tôi trốn vào Bình Định ở nhờ nhà bà dì
tôi bỏ học vào du kích
hai năm sau được kết nạp đảng rồi đi chủ lực tỉnh
tôi chết trong trận đánh xáp lá cà với bọn Rồng xanh Nam Triều Tiên ở Kỳ Lam
không biết anh em chôn tôi ở đâu
trên cái bi đông Mỹ của tôi có khắc mấy chữ: Lê Văn Hiếu Tam Kỳ Q.N. 1967
• con tôi là Lê Thị Gái
quê Đồng Di
cơ sở cách mạng ở Đà Nẵng
bị bắt tại Huế tháng 6 năm 1969
chết bị treo ngược hai chân lên mái nhà
không quần không áo trong lao Thừa Phủ
nghe đâu chôn chung một hố với ba bốn người ở vùng núi Nam sông Hương
năm đó con tôi hai mươi hai tuổi
có hai mươi mấy năm nay tôi cứ hay nằm thấy con tôi ở lổ ở trần
đứng ngoài hè kêu lạnh lắm mạ ơi
tôi tên là Trần Thị Tho
hiện bán nước chè ở ga Lăng Cô
• nửa đêm chợt tỉnh tình cờ
tôi xin làm kẻ ngu ngơ đời này
còn yêu em tôi đắng cay
cuộc biểu tình bị đàn áp
tự do dân chủ muôn năm
đả đảo độc tài
bây giờ tôi là kẻ mất hết trí nhớ
là bông gai rỉ máu từng cánh
mọc trên đá một mình
em còn xa tôi xa tôi
tôi còn đi mãi đi mãi bơ vơ
trang giấy buồn
tôi xin đọc lời di chúc phúng điếu tôi
bên giòng sông này
cùng cây cỏ
cùng anh em tôi
muôn năm muôn năm tự do dân chủ
tôi sẽ chết một mình không ai biết
không giấy đắp mặt không chôn cất
tôi bị trói cặp cánh
hộc máu mũi trào máu miệng
hắn
ba bốn thằng
cất mặt nạ
và đeo tay sắt
hắn
chỉ tay vào mặt tôi
– mi phải khai hết
mi làm giặc và xúi người khác làm giặc
mi biểu tình chống đối
mi làm thơ nổi loạn
mi có tên thật không
mi không muốn ăn cơm
tau sẽ cho mi ăn cứt
mi là thi sĩ
tau sẽ lấy thơ mi đắp mặt cho mi
những buổi sớm mai
những buổi sớm mai thơm mùi lúa
tôi đi qua cánh đồng đất mới cuốc lật
hai bên đường bông cỏ vừa nở
chim hót trong gió mát
và sương mờ trong cây bên kia làng
em làm gì mà ngơ ngác như không thấy tôi
những buổi sớm mai
những buổi sớm mai
như thơ tôi
sớm mai
mặt trời mọc
như thơ tôi ở với trời đất ở với anh em
bạn bè tôi người sống người chết
thơ tôi là đời tôi là tôi đây
ngày mai có hòa bình
tôi nói với anh em bè bạn
có anh em như có tôi hôm nay
ngày mai có hòa bình
thôi em đừng ngơ ngác
hai cánh tay tôi bơ vơ suốt đời tôi rồi
tả tơi và đau lắm em ơi
ngày mai có hòa bình
có thấy nhớ nhau mà về không
mùa thu qua rồi
trời ở Huế tháng mười một tháng chạp nắng còn to
nhớ làm chi tôi
nhớ làm chi thơ tôi
cuộc đời này rồi cũng tan nát
phiêu bồng bao nhiêu năm con làm kẻ chống đối
mẹ ơi
mẹ còn ngồi dưới lá cửa chống buổi chiều
nắng dọi nửa hàng tre trước mặt nhà
con mèo nằm im trên cái ghế đẩu
tiếng la hét ăn thua của đám trẻ con chia phe đánh giặc giả đầu xóm
tháng mấy rồi mẹ ơi
a ha hãy lấy thơ tôi đắp mặt cho tôi
đừng tìm tôi
đừng tìm tôi
đừng tìm tôi nữa
có cái gì đánh vào đầu tôi
gỗ sắt gậy rựa búa
tôi quay mặt lại
tôi không thấy gì hết
cái gì đó đánh vào đầu tôi mắt tôi miệng tôi mũi tôi
dây thắt ở bụng
tôi mửa không được
tôi nghe có tiếng cười
tôi đứng dậy
máu hộc
mũi miệng mặt bụng chân tay máu hộc
tôi ngửa mặt lên
gió đâu thổi vào mát quá
máu
máu
máu tôi
máu từ trên trời chảy xuống
máu
cả máu
đầy máu
máu có bọt
trủi lên
dưới đất là máu
tôi ngập trong máu
trôi đi trôi đi
máu chảy vào cổ họng tôi
tôi chìm nghỉm
gần hết tháng chạp sắp tết rồi
có đông anh em bè bạn người sống người chết đang ở quanh đây
con không lạnh đâu mẹ ơi
• mi có cái tên như con gái – Ái Phương
mà mi ăn nói và cười như con gái
tên thật của mi là Khoa
quê mi ở Quảng Nam
đường dây lộ đang học đệ tứ trường Nguyễn Tri Phương mi trốn lên núi
chưa bao giờ mi có được một đôi dép cao su có đủ quai và một tấm ny lông mưa không rách
gần năm năm phấn đấu mi vẫn chưa thành người tiến bộ
trận Mậu Thân 1968 mi về Huế
ra khỏi cửa rừng mi cười rất sướng
– coi như thấy cầu Trường Tiền rồi
những ngày cuối trận có người đã gặp mi vác súng nhảy cà tưng dẫn tù binh trên đường Hàng Bè
mi có cười chúm chím vẫy tay chào
sau đó
không ai biết gì hết
không ai nói gì hết
không ai nhớ gì hết
không ai kể gì hết
không ai nghe gì hết
không ai nhắc gì hết
như mi không bao giờ có ở đời này
• Thiết ơi
rứa là mi chết
AK bắn ngang lưng
mi như con cá cằn trên cạn
nước không chảy
hai giờ sáng giữa trận đánh mi nhảy thành lội qua hào tính về đơn vị
anh em tưởng địch bắn trúng mi
mi cố hết sức níu từng đám rong cọng sen vợi vào bờ
mi nằm vắt nửa trên khô nửa dưới nước
mi trợn mắt thở cá rồi
không ai biết mi là ai hết
ngoài khẩu K54 cột nơi sợi dây dù đeo ở thắt lưng
và cái áo lót cổ vuông vải chéo màu đen
loáng thoáng có ai đó nói đã thấy mi nằm chết
trên cáng quá chợ Thông một đoạn
và đã vuốt mắt cho mi
đánh nhau lộn xộn
người chết dọc bờ dọc bụi thiếu chi
trước sau rồi cũng phải chôn sấp dập ngửa mi đâu đó cho rồi
hơi đâu Thiết ơi
lúc đó là vào giữa tháng giêng năm Mậu thân 1968
ghi thêm
– tháng chín tháng mười 1954 ở trường Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An về mi bị nghi là địch cài
– tháng 6 năm 1965 bị bắt mi vượt ngục lên núi có tiếng xì xào xa gần là lý lịch mi không rõ ràng
– hai lần bị thương
lần sau lủng ruột mi vẫn còn sống
rồi mi được vào đảng ở Kim Phụng
– sau 1975 cả nhà mi bị quy: có liên hệ với tư sản
em gái mi xin đi làm việc để nối bước mi bị làm khó dễ
ba mi mất trí cứ nói thằng Thiết còn sống ở Đà Nẵng
mi được cấp bằng liệt sĩ
cả nhà mi cười
– nhà này cũng có người tên Thiết
lộn rồi
• Lộ Phúc Bản Trí
bảy đứa chỉ biết tên có bốn
người Bắc
không rõ quê quán
chết tại hố bom này tháng hai 1975
không thấy máu không thấy thịt
chỉ có đất
bảy đứa được phong liệt sĩ
• Phú ơi
thằng Phác về rồi
nó có cho mẹ tiền
nó nói con không chết
mười năm mẹ chờ con không thấy
con chết chôn ở đâu
có còn đủ chân tay không con
buổi chiều ở Vỹ Dạ không có một tiếng chim
mẹ bắc ghế ra ngoài sân chờ con đi đánh căn về kêu đói bụng đòi ăn cơm
mùi rơm thơm quá
thôi mẹ vào nhà thắp hương cho ba cầu cho con chết toàn thây
• thầy nói
con chôn ở đây
con nằm sấp tay phải cầm súng
một thước đất
hai thước đất
đất chỉ là đất
sâu nữa là nước
nước
có có con đâu
mẹ chỉ mong nơi con nằm đất mát
mẹ nóng ruột quá
Thành ơi
• một cô gái tuổi khoảng 18 – 19
nằm chết trần truồng vắt chên bờ ruộng
hai núm vú bị cắt chưa đứt hẳn
phía dưới bụng là máu me
và một lưỡi lê cắm đứng
lúc kéo xác đi chôn hai trái lựu đạn cài sẵn dưới lưng nổ xé tan cô gái
chỉ có cái kẹp tóc hình con bướm màu lục còn nguyên
và một mảnh giấy giắt nơi kẹp có ghi:
tối tới nhà cho mạ nhờ một chút
đừng giận chuyện nớ nữa
không ai biết cô gái ở đâu tên gì con ai
chắc là du kích Công Lương
gần chạng vạng
có hai ông bà già lụm cụm mót lượm
từng khúc xương miếng thịt của cô gái
gói trong tấm ny lông cùng với cái kẹp
và miếng giấy chôn xuống cái lỗ bên đường
đặt viên đá làm dấu hai ông bà van vái:
có chi còn thiếu của con
con bỏ qua cho ôn mụ già này
kẻo tội
• cách đây hai mươi mấy năm
hai mươi bảy người – đàn ông đàn bà ông già trẻ con – chôn ở đây
tất cả đều bị trói cặp cánh và bị đánh giập đầu
ai có bà con thân thích – miền Nam miền Bắc Hà Nội Huế Sài Gòn
xin đến nhận hài cốt
• con tôi là Trần Hiếu
bia ở nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị ghi:
quê Thái Thượng Thái Bình
chết anh dũng tại Khe Sanh năm 1968
lúc dời mộ
chỉ thấy một khúc xương không biết là xương con gì và đất cát vụn với một tờ giấy đỏ có ngôi sao vàng ở giữa còn mới
xác con tôi đâu
xác con tôi đâu
(chưa hết)
Vỹ Dạ ngày 5 tháng 8 năm 1996
No hay comentarios:
Publicar un comentario