martes, 11 de agosto de 2015

LÊ ANH XUÂN [16.768] Poeta de Vietnam


LÊ ANH XUÂN

Lê Anh Xuân, 1940 - 1968, fue un poeta de Vietnam. Se le concedió a título póstumo el Premio Estatal Estado de Vietnam y el título de Héroe de las Fuerzas Armadas del Pueblo por sus contribuciones.

Su verdadero nombre es Ca Le Hien, nacido el 5 de junio de 1940 en la ciudad de Ben Tre, domicilio en la comuna, Tan Thanh Binh, Distrito Cay (ahora en el distrito de Mo Cay Bac), provincia de Ben Tre. Su padre era un profesor de Ca Van Thinh, como investigador literario. Los miembros de su familia son maestros y artistas conocidos. Su hermano es músico Ca Le Thuan, ex director de Arte Dramático II Ho Chi Minh City, hermano Ca Le Thang pintor.

Ahondó la poesía desde la infancia, a los 12 años comenzó a aprender la cultura, aprender a imprimir en casa Trinh Dinh Trong Nam Ministerio de Departamento de Educación en la zona de guerra.

En 1954, siguió a la familia al Norte. 

Lê Anh Xuân murió en fecha 21 de mayo de 1968 en Quang Phuoc Aldea, Phuoc Loi, Distrito Duoc, provincia de Long An, en una incursión militar de Estados Unidos.

Obras 

Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
Hoa dừa (thơ, 197l)
Thơ Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
Giữ đất (tập văn xuôi-1966)




La posición de Vietnam

Te caíste en la pista en Tan Son Nhat
Pero te paraste nuevamente, descansando el rifle sobre el
helicóptero,
Y moriste disparando.

Al verte, los enemigos en pánico rogaron tu rendición.
Algunos se arrojaron a tus pies para evadir las balas,
Porque aunque muerto, tu coraje
Se mantuvo firme, inequívocamente disparaba, al ataque.

¿Cuál es tu nombre querido hermano?
Perduras como un baluarte de bronce,
Como tus sandalias que han pisado tantos cuerpos americanos
Pero siguen siendo de un color brillante y simple.
No hay imagen, ni hay línea de dirección,
No dejaste nada por ti mismo antes de partir,
Sólo la posición de Vietnam esculpida en el siglo.
Eres el soldado de la Liberación Nacional.
Tu nombre se ha convertido en el nombre del país.
Oh soldado de Liberación Nacional,
Desde tu posición en la pista de Tan Son Nhat,
La nación asciende con la inmensidad de la primavera.


Antología de poemas de Vietnam
Traducción de León Blanco,
con la colaboración de G. Leogena





Dừa ơi

Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ 
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ 
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió 
Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" 
Nội nói: "Lúc nội còn con gái 
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân 
Đất này xưa đầm lầy chua mặn 
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm" 

Hôm nay tôi trở về quê cũ 
Hai mươi năm biết mấy nắng mưa 
Nội đã khuất rồi xanh rì đám cỏ 
Trên thân dừa vết đạn xác xơ. 
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi 
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ 
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi 
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua. 

Ôi có phải nhà thơ Đồ Chiểu 
Từng ngâm thơ dưới rặng dừa này 
Tôi tưởng thấy nghĩa quân đuổi giặc 
Vừa qua đây còn lầy lội đường dây. 

Tôi đứng dưới hàng dừa cao vút 
Cạnh hàng dừa tơ lá mướt xanh màu 
Những công sự còn thơm mùi đất 
Cạnh những chiến hào chống Pháp năm nao. 

Vẫn như xưa vườn dừa quê nội 
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn 
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy 
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. 

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút 
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng 
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất 
Như dân làng bám chặt quê hương. 

Dừa bị thương dừa không cúi xuống 
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời 
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng 
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài. 

Lá dừa xanh long lanh ánh nắng 
Theo đoàn quân thành lá nguỵ trang 
Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng 
Dừa lại cháy lên ánh đuốc soi đường. 

Đất quê hương nát bầm vết đạn 
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi 
Ôi có phải dừa hút bao cay đắng 
Để trổ ra những trái ngọt cho đời. 

Nghe vườn dừa rì rào tiếng nhạc 
Lòng nao nao tôi nhớ nội xiết bao 
Tuổi thơ xưa uống nước dừa dịu ngọt 
Tôi biêt đâu thuở chua xót ban đầu. 

Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng dọi 
Bốn mặt quê hương giải phóng rồi 
Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại 
Như thời con gái tuổi đôi mươi 
Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.

(1-1966)




Dáng đứng Việt Nam 

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt 
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng 
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn 
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. 
Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàng 
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn 
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm 
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý 
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng 
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ 
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong. 
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ 
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường 
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: 
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. 
Tên Anh đã thành tên đất nước 
Ôi anh Giải phóng quân! 
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt 
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân






Qua Ấp Bắc

Tôi đi trên cánh đồng Ấp Bắc 
Đất dưới chân thơm mát, phì nhiêu 
Chiều Ấp Bắc trong veo 
Đồng Ấp Bắc một màu xanh ngắt 

Ôi Ấp Bắc thành đồng bất khuất 
Chiến công đã vang khắp địa cầu 
Mà mảnh đất này giản dị biết bao 
Bông súng dưới ao nở xoè cánh quạt 
Những rặng trâm bầu, những hàng bình bát 
Những đám mạ xanh, những liếp mía vàng 
Và đâu đây mùi bùn đất Việt Nam 
Tất cả đã trở thành bất tử 
Từng ngọn gió đã thổi vào lịch sử 
Tôi tưởng nơi đây tan nát còn đâu 
Lạ lùng thay lúa vẫn tươi màu 
Lúa trùng điệp vây quanh đồn giặc 
Lúa bất khuất như người bất khuất 
Phù sa đã lấp những hố bom 
Và cả những vết thương của tâm hồn 
Quân giặc đêm ngày vẫn giội bom, trút đạn
Vì sao đất này vẫn xanh màu cuộc sống? 

Tôi bước đi lòng thấy bâng khuâng 
Anh nằm ở đâu? Hỡi anh Đừng 
Chỗ các anh nằm đơn sơ nấm đất 
Bát ngát bốn bên rì rào lúa hát 
Bóng hàng tre che mát nghĩa trang 
Buổi chiều dâng những hoa nắng tươi vàng 

Thôi tôi đi nhé! Chiều sắp tắt 
Đường còn dài hẹn mai lại gặp 
Tôi quay nhìn giữa đồng lúa mênh mông 
Mộ của các anh sao bỗng giống lạ lùng 
Những công sự bên đường mới đắp 
Ngôi sao chiều cháy rực trời Ấp Bắc

10-1966 






No hay comentarios:

Publicar un comentario