lunes, 8 de junio de 2015

CHẾ LAN VIÊN [16.211] Poeta de Vietnám


CHẾ LAN VIÊN

(14 enero 1920 a 24 junio 1989) fue un poeta vietnamita. Nació en Phan Ngoc Hoan, Dong Ha, en el centro de Vietnam. Creció en Quy Nhon más al sur, y comenzó a escribir poesía a una edad temprana. Su primera colección, la publicó cuando tenía diecisiete años. Participó en los acontecimientos de la revolución de julio de 1945, en el área de Quy Nhon. Luego, escribió para varias revistas, Decisión GOM Thang (Resolve to Win) en apoyo del movimiento de la ciudad vietnamita Minh voi dominio francés. 

Después de los Acuerdos de Ginebra de 1954, Che Lan Vien se trasladó a Hanoi, asumiendo responsabilidades como miembro destacado de la Asociación de Escritores de Viet Nam (Vietnam Asociación de Escritores).

Tras la caída de Vietnam del Sur en 1975, vive y trabaja Che Lan Vien en la Ciudad Ho Chi Minh (antigua Saigón). Escritor prolífico, permaneció activo en la escena literaria, produciendo poesía, ensayos y memorias hasta su muerte en 1989. Estaba casado con la novelista, Vu Thi Thuong; Su hija, Phan Thi Vang-Bretaña, es también escritora.

Bibliografía:

Poesía

Điêu Tàn (Ruins) 1937
Gửi Các Anh (To My Brothers) 1954
Ánh Sáng và Phù Sa (Silt Sand and Light) 1960
Hoa Ngày Thường – Chim Báo Bão (Ordinary Flowers – The Storm-Omening Bird) 1967
Những bài thơ đánh giặc (Poems To Fight the Enemy) 1972
Đối thoại mới (New Conversations) 1973
Hoa Trước Lăng Người (Flowers Before a Monument) 1976
Hái theo mùa (Picking According to the Season) 1977
Hoa Trên đá (Flowers Above the Rocks) 1985
Di Cảo (Posthumous works) I (1994) & II (1995)

Prosa

Vàng Sao (The Yellow Star) 1942
Thăm Trung Quốc (Visit to China) 1963
Những Ngày Nổi Giận (Days of Wrath) 1966
Giờ của đô thành (City Hours) 1977


Che Lan Vien

Después del triunfo de la revolución de agosto de 1945, nos encontramos con nombres de escritores y poetas como son los de Che Lan Vien, Nguyen Dinh Thi, Hai Le, Tran Huu Thung y Thanh Hai.

Estos autores prácticamente comenzaron a escribir después de agosto de 1945 y durante lo que se llamó la primera resistencia, etapa que corresponde al intento francés de restablecer su dominio sobre Viet Nam.

Es muy interesante un poema de Che Lan Vien que también le tocó sufrir la agresión estadounidense y destaca por su irónica analogía:

y dice así:



“Hamlet,
si tú vivieras en Viet Nam
no sostendrías en tus manos
una calavera.

A Nixon no le gusta
este seso filosófico,
en sus designios
de exterminación total,

no se contenta
con dejar sin destruir
hasta los huesos
de los dedos”.

Che Lan Vien
http://vietnam12.blogspot.com.es/2008/04/che-lan-vien.html





Thơ tình Chế Lan Viên

Chia 

Em đi về phía ấy 
Anh chia cho nỗi buồn 
Chia cho cơn mưa nhỏ 
Và nắng quái chiều hôm 

Một cái hôn ban sáng 
Thành cơn mưa buổi chiều 
Chia cho cơn mưa ấy 
Ðể xa rồi em yêu. 

Tia nắng ấm gần nhau 
Xa nhau thành nắng quái 
Chia làm gì nắng ấy 
Ðể xa rồi em đau. 



Khoảng Cách 

Khi em xoay lưng lại với anh 
Hai đứa cách nhau một vòng quay trái đất 
Khi hai đứa mắt đã soi trong mắt 
Thì không gian còn khoàng cách nào đâu 




Rét Đầu Mùa Nhớ Người Đi Phía Biển 

Cái rét đầu mùa anh rét xa em 
Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa 
Nửa đắp cho em ở vùng sóng bể 
Nửa đắp cho mình ở phía không em ./. 




Chùm Nhỏ Thơ Yêu 

Anh cách em như đất liền xa cách bể 
Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em 
Em thân thuộc sao thành xa lạ thế 
Sắp gặp em rồi, sóng lại đẩy xa thêm 

Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ 
Một trời sao rực cháy giữa đôi ta 
Em nhắm mắt cho lòng anh lộng gió 
Cho trời sao yên rụng một đêm hoa. 



Tập qua hàng 

Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ 
trở về. Nắng sớm cũng mong. Cây 
cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm 
cũng thêm màu trên cánh đang baĩ 



Ca Ban Mai 

Em đi , như chiều đi 
Gọi chim vườn bay hết 

Em về tựa mai về 
Rừng non xanh lộc biếc 

Em ở, trời trưa ở 
Nắng sáng màu xanh tre 

Tình em như sao khuya 
Rải hạt vàng chi chít 

Sợ gì chim bay đi 
Mang bóng chiều đi hết 

Tình ta như lộc biếc 
Gọi ban mai lại về 

Dù nắng trưa không ở 
Ta vẫn còn sao khuya 

Hạnh phúc trên đầu ta 
Mọc sao vàng chi chít 

Mai, hoa em lại về... 


         
Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây.

Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

Hiểu sao hết “Người đi tìm Hình của nước”
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi.

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi.

Đêm mơ ước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây
Sông Hồng chảy về đâu ? Và lịch sử ?
Bao giở dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây ?

Rồi cờ sẽ ra sao ? Tiếng hát sẽ ra sao ?
Nụ cười sẽ ra sao ?
Ơi độc lập
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.

Kia mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần  hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc,
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi.”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.

Bác thấy:
dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiêc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
Không còn người bỏ xác trên đường ray.

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng.

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lí Trần Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.

Ôi ! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc…
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trăm lần :
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân.

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

     (Trích Ánh sáng và phù sa, 1960)




To a Skull

You belonged to someone!
In that dark theatre of bone,
do you still recall anything?
What dreams are showing?

Remember the killing fields?
Ten thousand heads cropped.
Or those nights your soul
leapt through the great fires?

On quiet afternoons do you
search for the trace elements?
Would you recognize your
soul if you bumped into it?

I must be losing my mind.
I just want to hold you until
your blood stains stain me
and infuse my sad little poems,

to bite you, tear you to bits,
swallow you, skull of my skull,
and enjoy whatever remains.
All these years blown apart.

translated from the Vietnamese by Hai-Dang Phan










No hay comentarios:

Publicar un comentario