Pornpen Hantrakool
Nació en Tailandia en 1947. Es poeta, traductora y profesora universitaria en Tailandia, Japón, Vietnam y la India. Por mucho tiempo ha enseñado historia. Escribe en tailandés e inglés. Ha participado en festivales internacionales de poesía en Vietnam, Sri Lanka, India y Kenia.
En 2012 obtuvo un reconocimiento de la Asociación de Escritores de Vietnam por su contribución a los estudios vietnamitas, particularmente en la literatura y la historia. Algunos de sus poemas han sido publicados en revistas y antologías. Ha publicado, entre otros, los libros de poesía: Primaveras y otoños corriendo a través del tiempo y Flor de rostro escondido.
UN GRAN POETA
El poeta no escribe un poema ordinario
Cuando está derrotado, de seguro abrumado
Y triste es el día en que le tocará romper su cadena de oprobio
Cambiar el mundo es su obra maestra
Traducción de Omar Pérez
ME HE CONVERTIDO EN BÚHO
Por mucho tiempo no he escuchado el canto del gallo,
sino solo el ulular del búho.
Ya no puedo recordar el canto del gallo,
mas solo el ulular del búho que me es familiar.
He olvidado la vida diurna.
En la noche, los ojos bien abiertos,
y las orejas paradas,
como un búho.
Cuando duermo, la gente se despierta.
Cuando me despierto, duermen.
No nos hemos encontrado por mucho tiempo.
¡Oh! Humanos.
Mi noche es su día.
Mi día es su noche.
Mi vida eventualmente se contrapone a la de ellos.
Mi visión y mi oído se vuelven diferentes de los suyos.
¡Me he vuelto un búho!
Traducción de Omar Pérez
25° Festival Internacional de Poesía de Medellín
http://poesiamedellin.tumblr.com/
Nhà thơ, dịch giả, giáo sư Pornpen Hantrakool
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
(Từ Calcutta, Ấn Độ)
Nhà hẹp
Mải chuyện
Con ngựa trời đu lên ngọn cây
(Trăng lên - Mai Văn Phấn. Pornpen Hantrakool dịch sang Anh ngữ)
Chú giải:
Bài thơ miêu tả một tình huống. Có một ngôi nhà nhỏ hẹp. Bên trong ngôi nhà có đàn ông, đàn bà và trẻ con đang trò chuyện cùng nhau. Có nhiều chuyện để nói. Những người đàn ông, đàn bà không để tâm đến những gì đang xảy ra ở bên ngoài ngôi nhà.
Tuy nhiên có một chú ngựa trời - một loài côn trùng không được ai đếm xỉa đến - đang đu lên ngọn cây.
Nhưng có người nào đó đã để ý đến chú ngựa trời kia thế? Chắc chắn đó là nhà thơ. Điều này ám chỉ rằng nhà thơ là một trong số những người đang tham dự vào cuộc chuyện trò. Nhưng nhà thơ là loại người khôn ngoan tuy tham dự vào câu chuyện trong ngôi nhà nhỏ hẹp nhưng vẫn để ý đến những gì xảy ra bên ngoài ngôi nhà. Nhà thơ không quên để ý đến một con côn trùng nhỏ bé như chú ngựa trời kia. Người khôn ngoan thực sự thì có đôi mắt sắc sảo và để ý đến cả những điều lớn lao lẫn những điều nhỏ bé. Nhà thơ Mai Văn Phấn ở đây đã cho ta thấy điều đó. Nhà thơ không đưa ra lời nhận xét nào về hiện trạng. Nhưng tình huống này ám chỉ điều gì với người đọc? Có lẽ chúng ta chỉ được nhắc nhở về ngôn từ, ngôn từ, rồi lại ngôn từ. Chúng ta, những con người lơ là với những gì diễn ra ở ngoài thiên nhiên. Chúng ta bận chuyện trò rồi lại chuyện trò trong ngôi nhà cửa đóng then cài. Chúng ta hoàn toàn lãng quên thiên nhiên và cõi đời thực. Vì vậy, những câu chuyện của chúng ta không đưa chúng ta tới việc kiếm tìm chân lí. Những câu chuyện đó chỉ là thứ thùng rỗng kêu to. Nhưng chúng ta lại lấy đó làm điều hãnh diện và lao đầu vào sự tự yêu mình đến mức chúng ta cứ nói chuyện mà không biết ngừng lại một chút để nhận thức những sự việc đang xảy ra ở thế giới bên ngoài. Trong thế giới bên ngoài kia có chú ngựa trời là một loài côn trùng bé nhỏ đã trèo lên một thân cây. Chú đang đu mình lên ngọn cây đó. Sao lại thế nhỉ? Đó là vì mặt trăng đã lên. Ngựa trời là một loài côn trùng ham hiểu biết. Đôi càng trước của nó gập lại giống như đôi bàn tay người gập lại khi khấn cầu. Không giống chú ngựa trời, con người không nhận thức được điều gì đang xảy ra ngoài thiên nhiên. Không giống chú ngựa trời, con người không biết mặt trăng là cái gì và niềm vui là thứ gì khi trăng lên. Những bài thơ giống như là những giấc mơ. Khi văn chương có được một phương tiện truyền tải thì những giấc mơ lại không có được bất kì phương tiện truyền tải nào cả. Trong bất kì một giấc mơ nào, người nằm mơ luôn luôn hiện diện. Người ta tự hỏi liệu nhà thơ có phải là chú ngựa trời kia không. Người ta tự hỏi liệu cái cây kia có đại diện cho thân thể hay không… Trong vị thần Tam bành của người Ấn, một năng lượng được dồn nén lại gọi là kulakundalini trèo lên cái cây thân thể cho đến khi nó tới được đỉnh đầu nơi mà nó đạt tới sự tột cùng của niềm hạnh lạc vĩnh hằng. Mặt trăng đang lên có thể được ví với trạng thái không minh và niềm hạnh lạc. Kulakundalini hay còn gọi là năng lượng dồn nén hay là bản thể của nhà thơ ở đây là con côn trùng đã trèo lên cái cây thân thể, tới được đỉnh đầu và đu lên đó trong niềm hạnh lạc. Người ta cũng có thể nhận thức được cái cây đó như là cái cây sinh mệnh. Bài thơ đưa chúng ta từ chỗ những câu chuyện vô bổ bị nhốt kín trong ngôi nhà chật hẹp của thân thể đến với thế giới rộng lớn hơn của thực tại bên ngoài được tắm mình trong ánh trăng của sự nhận thức chân lí và niềm hạnh lạc.
No hay comentarios:
Publicar un comentario