martes, 25 de agosto de 2015

NGÔ THẾ OANH [16.880] Poeta de Vietnam


Ngô Thế Oanh

Nació el 11/27/1944, en Huong Son, Ha Tinh, Vietnam. En la guerra contra Francia, vivió en Binh Dinh, a continuación, estudió en la Escuela del Sur Estudiantes en Ha Dong, Hai Phong, Dong Trieu. En 1963 asistió a la Facultad de Filología de la Universidad de Hanoi. Después de graduarse, fue a trabajar en The Pioneer, a continuación, se ofreció para ir a zona de combate V en 1971, para escribir poesía hasta el día de la liberación. Actualmente es editor adjunto de la Asociación de Poesía Revista Escritores de Vietnam. Obras publicadas: 

- Tình yêu nhận từ đất (1977) 
- Tâm hồn (1995 –  Premio de Literatura poesía Unión Arte Vietnam)






Anónimo

Anónimo... Anónimo... Anónimo... Anónimo...
1959... 1968... 1973... 1975...

Inmensa arena. Hierba arrasada.
El viento sopla en sentido contrario, hacia el oeste. Tardía luz solar.

Nombres. Vida de profundos anhelos.
Ahora qué queda: un simple “Anónimo...”

Aquellos bosques son profundos y oscuros como Truong Son,
Y has sacrificado tu preciosa vida.

La batalla requiría abrir un sangriento escape;
Caíste en la última posición defensiva.

Esa noche atacaste un punto fuerte.
Te sacrificaste, tu cuerpo desnudo.

Conoces de repente el gran peso de la memoria;
Nadie puede compartirlo con nosotros.

Y la guerra es siempre guerra.
¿Quién desearía la muerte para sí?

En consuelo me digo
Que la supervivencia no es un error,

Pero ¿por qué la memoria sigue siendo un dolor punzante,
Y por qué el espíritu es atormentado sin cesar?

Los poemas que escribo se imprimen en libros.
La gente los lee. Tal vez los recuerde,

Pero ¿por qué las lápidas donde yaces
Para siempre están marcadas en silencio: Anónimo?...

Antología de poemas de Vietnam
Traducción de León Blanco,
con la colaboración de G. Leogena





Vô danh

Vô danh… vô danh… vô danh… vô danh… 
1959… 1968… 1973… 1975… 

Cát mênh mông. Những vạt cỏ khô cằn 
Gió thổi ngược về Tây. Chiều nắng muộn 

Những tên tuổi. Những cuộc đời khát vọng 
Giờ chỉ còn đơn giản: Vô danh… 

Cánh rừng nào hun hút Trường Sơn 
Bạn đã hiến thanh xuân quý báu 

Trận đánh nào phải mở con đường máu 
Bạn ngã trên chốt chặn cuối cùng 

Đêm tối nào tập kích vào cứ điểm 
Bạn hi sinh không mảnh vải quấn thân 

Bạn từng biết gánh nặng của ký ức 
Không một ai san sẻ cùng ta được 

Và chiến tranh vẫn là chiến tranh 
Nào ai mong nhận cái chết cho mình 

Tôi tự nhủ với niềm an ủi 
Sự sống sót không hề có lỗi 

Nhưng vì sao ký ức vẫn nhói lên 
Và tâm hồn day dứt mãi không yên 

Thơ tôi viết giờ in trong sách vở 
Người ta đọc. Có thể người ta nhớ 

Nhưng vì sao bia mộ các anh nằm 
Vẫn đời đời ghi lặng lẽ: Vô danh…






Những ngọn gió ký ức

Anh làm sao tắt ngọn gió ký ức 
vẫn thổi không sao nguôi được 
những dặm đường đã qua trong chiến tranh 
hoa lau trắng 
buổi chiều cao chất ngất 
nấm mộ vô danh 
đồng đội anh nằm lại bên đường 
chỉ có đá xếp vùi thay cho đất 
chỉ ngọn lửa cháy thay cho nước mắt 
và lời thề vang âm thầm 

anh đã trở lại bình yên với cuộc đời thường
căn nhà 
tiện nghi 
vợ con 
những gì ngỡ vượt xa điều anh từng ước muốn 
cả những dòng thơ thời nào anh mộng tưởng 
những dòng thơ từng ám ảnh anh 

nhưng vì sao 
vì sao 
biết bao lần 
chợt lại dậy lên 
ngọn gió thổi không nguôi từ ký ức.







Thơ viết cho những cuốn sách

Những bạn đường thân thiết của ta 
Vẫn lặng lẽ khiêm nhường trên giá 
Sau những gì ta đã trải qua 
Còn các bạn ta còn tất cả 

Ta từng biết bao niềm vui khác 
Niềm vui nào cũng lẫn chút đắng cay 
Ta từng gặp những điều dối trá 
Biết làm sao phiên tạo cuộc đời này 

Cả những gì ta vô cùng yêu mến 
Cũng đôi khi cũng khiến ta buồn 
Khao khát mãi một chân trời thuần khiết 
Tâm hồn ta nhạy cảm tựa vết thương 

Chỉ còn lại vô tư lòng các bạn 
An ủi ta khi đơn độc một mình 
Chỉ còn lại sự tận tâm các bạn 
Đi cùng ta trong suốt cuộc hành trình 

Những con tàu trắng tinh, những giấc mơ xanh thẳm 
Những bạn đường thân thiết của ta 
Trong mùa thu của ta... ta mong viết 
Hạnh phúc đã cho ta gặp các bạn trong đời


Nguồn: Trang sách hương đời (nhiều tác giả), NXB Hội nhà văn, 1992
















1 comentario: